Vị trí địa lý Tam giác Bermuda

Năm 1964, Vincent Gaddis viết trong báo chí pulp “Argosy” nói về biên giới của tam giác Bermuda,[1] cho những điểm giao của nó là Miami; San Juan, Puerto Rico; và Bermuda. Sau đó nhiều tác giả đã không nhất thiết theo định nghĩa đó.[2] Một số tác giả đưa ra biên giới và những điểm giao tam giác khác, với tổng số diện tích khoảng từ 1.300.000 đến 3.900.000 km2 (500.000 đến 1.510.000 dặm vuông Anh).[2] "Dĩ nhiên, một số tác giả đưa ra diện tích của tam giác Bermuda xa đến mức tới bờ biển Irish."[3] Vì thế, sự quyết định việc tại nạn nào xảy ra bên trong tam giác phụ thuộc vào việc tác giả nào đã báo cáo về chúng.[2]

Nguồn gốc

Sự đề xuất sớm nhất của nhiều sự biến mất khác thường trong Bermuda xuất hiện vào ngày 17 tháng 9 năm 1950, tờ báo được xuất bản trong Miami Herald (Associated Press) [4] bởi Edward Van Winkle Jones.[5] Hai năm sau, Fate báo chí đã xuất bản "Sea Mystery at Our Back Door",[6][7] một tờ báo ngắn bởi George Sand viết về sự biến mất một số máy bay và tàu thuyền, kể cả sự biến mất của chuyến bay số 19, một nhóm năm máy bay thả ngư lôi Grumman TBM Avenger của Hải quân Hoa Kỳ trên một nhiệm vụ thực tập. Tờ báo của Sand là tờ báo đầu tiên định vị khu vực hình tam giác quen thuộc nơi xảy ra những sự việc biến mất. Một mình chuyến bay 19 được viết một lần nữa vào tháng 4 năm 1962 trong tờ báo American Legion.[8] Trong đó, tác giả Allan W.Eckert viết rằng đội trưởng của chuyến bay đã nghe nói, “Chúng tôi đang đi vào vùng nước trắng, có gì đó không đúng. Chúng tôi không biết chúng tôi đang ở đâu, dòng nước màu xanh lá, không phải trắng.” Ông ấy còn viết rằng ban điều tra thuộc chính quyền Navy tuyên bố rằng các máy bay “đã bay lên sao Hoả.”[9] Tờ báo của Sand là tờ báo đầu tiên đề xuất một yếu tố siêu nhiên cho sự việc chuyến bay 19. Tạp chí Argosy vào tháng 2 năm 1964, tờ báo "tam giác Bermuda chết người" của Vincent Gaddis đã tranh luận rằng chuyến bay 19 và một số sự kiện biến mất là một phần của một chuỗi các sự kiện lạ trong vùng.[1] Năm tiếp theo, Gaddis đã phát triển tờ báo này thành một cuốn sách có tên là Invisible Horizons.[10]

Một số tác giả khác tạo ra những tác phẩm riêng của họ lấy ý tưởng từ Gaddis: John Wallace Spencer (Limbo of the Lost, 1969, repr. 1973);[11] Charles Berlitz (The Bermuda Triangle, 1974);[12] Richard Winer (The Devil's Triangle, 1974),[13] và nhiều tác phẩm khác, tất cả đều có dàn ý giống nhau bao gồm những yếu tố siêu nhiên được viết bởi Eckert.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tam giác Bermuda http://www.theage.com.au/articles/2003/10/22/10666... http://ufos.about.com/od/classicufocases/a/bermuda... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/62319 http://www.csmonitor.com/Science/2013/0610/Bermuda... http://www.msnbc.msn.com/id/3226787/ http://www.rdmag.com/article/2016/10/bermuda-trian... http://www.skepdic.com/bermuda.html http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://fermi.jhuapl.edu/student/phillips/